BLOG CHIA SẺ

[Chia sẻ] NHỮNG AI LÀ CHA MẸ ĐỘC HẠI?

Tiến sĩ Susan Forward và Craig Buck người Mỹ, liệt kê các nhóm cha mẹ độc hại như dưới đây:
1. Cha mẹ yếu kém: Thường xuyên tập trung vào vấn đề của bản thân. Họ biến con thành “người lớn trước tuổi” chăm chính cha mẹ.
2. Cha mẹ kiểm soát: Họ sử dụng lỗi lầm, mẹo mực và thậm chí cả sự bao bọc thái quá để điều khiển con cái.
3. Cha mẹ nghiện ngập: Họ chìm đắm trong trạng thái bất ổn và không chịu thừa nhận lỗi lầm. Sự nghiện ngập của họ khiến họ không còn nhiều thời gian và năng lượng cho việc làm cha làm mẹ.
4. Cha mẹ bạo hành lời nói: Cho dù bạo hành công khai hay ẩn ý tinh vi, họ làm con cái mất tinh thần bằng những lời nói nhục mạ không dứt và cướp đi sự tự tin của chúng.
5. Cha mẹ bạo hành thể xác: Vì không thể kiểm soát cơn thịnh nộ ẩn sâu trong con người họ, những bậc cha mẹ này thường đổ lỗi cho con cái vì hành vi thiếu kiểm soát của chính họ.
6. Cha mẹ lạm dụng tình dục: Dù là lạm dụng trắng trợn hay lén lút ép buộc, kiểu cha mẹ này là những kẻ phản bội cuối cùng phá hủy sự ngây thơ trong tâm hồn con trẻ.
Ở Việt Nam, cha mẹ độc hại, theo quan sát của tôi, gồm nhưng chưa liệt kê hết:
1. Cha mẹ khát thành tích: Là những người cha, người mẹ lấy con cái làm trang sức cho mình. Họ khát khao con đạt thành tích học tập để khoe mẽ với họ hàng, bạn bè và xã hội. Họ dồn em con học đến rộc cả người, học đến đờ đẫn và không còn năng lực hoà nhập với thế giới bên ngoài. Dù họ không giỏi giang gì.
2. Cha mẹ mì ăn liền: Là cha mẹ thích con có kết quả học tập ngay và luôn. Bởi thế họ ngáo các khoá học kĩ năng được mời chào hấp dẫn đánh đúng tâm lý mì ăn liền của cha mẹ. Trong khi đó, kỹ năng, giá trị sống hay các nhóm tư duy là kết quả của một quá trình tôi luyện từ 0 tuổi trở đi. Muốn nghe, nói, viết, đọc tiếng Anh tốt, thì phải mất cả chục ngàn giờ thực hành liêm tục, chứ không phải sau 3 tháng hay 1 năm. Nhóm cha mẹ này nông cạn cả tri thức lẫn tình yêu con.
3. Cha mẹ so sánh: Thường xuyên so sánh con mình với con người khác mà không so sánh bản thân với cha mẹ những đứa trẻ khác. Sự so sánh đã làm cho đứa trẻ bị tổn thương, bị tự ti, mặc cảm. Tệ hơn, đứa trẻ dễ trở nên ranh mãnh để có thành tích bằng người thoả mãn cha mẹ. Lớn lên, trẻ bị so sánh tiếp tục như cha mẹ, làm hại con cái chính họ.
4. Cha mẹ khôn lõi, vô cảm: Cha mẹ vô cảm với đồng loại, khôn lõi lừa lọc người khác dẫn đến con ăn phải những thứ xấu xa đó, trở thành phiên bản của cha mẹ, hại chính mình và xã hội.
5. Dùng điện thoại dụ con, cháu ăn cũng thuộc cha mẹ, ông bà độc hại.
CHA MẸ ĐỘC HẠI TRỞ THÀNH ÔNG BÀ ĐỘC HẠI với các cháu của họ.

Tài liệu liên quan

Bình luận (0 bình luận)
Contact Me on Zalo