BLOG CHIA SẺ

[Chia sẻ] Tất tần tật về IELTS

Nói thật là e thấy nhiều người hoang mang về IELTS quá, các con thì chả lo mà bố mẹ cứ sốt sắng hết cả lên nên e muốn viết bài này để mọi người có cái nhìn đa chiều hơn ạ. Bài hơi dài, mong mọi ng đủ kiên nhẫn đọc hết ạ.

1. Định nghĩa

Theo Wiki, IELTS /ˈaɪ.ɛlts/ (International English Language Testing System) là một hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trải dài qua cả bốn kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Bài thi được đồng điều hành bởi ba tổ chức ESOL của Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc và được triển khai từ năm 1989. Người thi có thể lựa chọn giữa hai hình thức: Academic (học thuật) hoặc General training module (đào tạo chung):

Academic Training: Loại hình học thuật dành cho những ai muốn học ở bậc đại học hoặc các học viện, các hình thức đào tạo sau đại học.

General Training: Loại hình đào tạo chung dành cho những ai muốn tham gia những khóa học nghề, muốn tìm việc làm, hoặc vì mục đích di cư.

IELTS được chấp nhận bởi phần lớn các học viện ở Australia, Anh, Canada, Ireland, New Zealand và Nam Phi, ngày càng nhiều các học viện ở Mĩ, và nhiều tổ chức nghề nghiệp. Nó cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với việc di cư đến Australia và Canada.

2. Kỹ năng cần kiểm tra: ở đây e chỉ nói đến Academic Training – dạng phổ biến hơn mà mọi ng hướng tới để đi du học thôi.

2.1. Nghe: 40 phút: đủ các giọng Anh, Mĩ, Úc luôn. Nghe 4 phần, mỗi phần chỉ nghe 1 lần duy nhất.

2.2. Đọc: 60 phút, 3 phần. Các đề tài thường trích dẫn từ sách, báo, tạp chí hoặc tập san và những đề tài này không mang tính chất chuyên môn hóa quá sâu. Dù vậy, chủ đề mang nặng tính học thuật: vũ trụ, thiên nhiên, nghiên cứu khoa học….

2.3. Viết: 60 phút, gồm 2 phần: 

– Task 1: 150 từ tối thiểu. Thí sinh phải phân tích biểu đồ, bảng biểu hoặc đáng sợ nhất là mô tả “process” – tiến trình. Phân tích biểu đồ, bảng…còn dễ vì có 1 số cách diễn đạt dễ dùng, 1 số xu hướng có thể nhận ra. Còn mô tả “process” rất dễ toi vì ko có 1 công thức chung nào cả, ko có cách diễn đạt nào chung cả.

– Task 2: 250 từ tối thiểu. Thí sinh phải đưa ra nhận định của mình về 1 chủ đề đưa ra. Nôm na, đây là dạng bài như nghị luận xã hội đã được tích hợp vào đề thi vào c3 hoặc THPTQG những năm trở lại đây.

2.4. Nói: 11–14 phút. Thí sinh sẽ trò chuyện trực tiếp với giám khảo. Thí sinh cần thể hiện các khả năng: trả lời lưu loát các câu hỏi, thông thạo các đề tài và khả năng giao tiếp với giám khảo. Giám khảo sẽ đánh giá trình độ tiếng Anh của thí sinh dựa vào 4 yếu tố: Từ vựng (Lexicology), Ngữ pháp (Grammar), Lưu loát (Fluency) và Phát âm (Pronunciation). Có thể tạm chia bài thi nói ra 3 phần:

– Phần 1: giới thiệu qua về bản thân & trả lời các câu hỏi về các chủ đề chung chung như quê hương, gia đình, sở thích,… Phần này dễ thôi, khúc dạo đầu mà

– Phần 2: Người hỏi sẽ đưa cho thí sinh 1 yêu cầu về mô tả 1 sự việc hiện tượng có liên quan, trong yêu cầu sẽ có gợi ý để thí sinh có thể phát triển ý. Thí sinh có 1 phút để suy nghĩ và nhiều nhất là 2 phút để trả lời. Kết thúc phần trả lời, người hỏi có thể sẽ hỏi thêm 1 đến 2 câu hỏi.

– Phần 3: Người hỏi sẽ hỏi các câu hỏi về chủ đề liên quan tới hiện tượng và sự việc mà thí sinh đã trình bày ở trên. Các câu hỏi ở phần này thường là các loại sau: Discuss (bàn luận), Compare (so sánh), Speculate (dự đoán), Analyse (phân tích), Explain (giải thích), Evaluate (ý kiến).

2.5. Tổng thời gian: 2h45’. Lưu ý là thi 3 kỹ năng Nghe – Đọc – Viết vào 1 buổi, Nói thì có thể diễn ra vào buổi khác trong ngày hoặc 1 ngày khác.

3. Đối tượng:

Theo khuyến nghị của hội đồng Anh, thí sinh thi IELTS cần trên 16 tuổi. Lý do:

3.1. Nghe: ở trẻ nhỏ, theo nghiên cứu, độ tập trung khó mà duy trì trong thời gian dài trên 30’ trong khi bài nghe IELTS là 40’ tương đối căng thẳng lại còn không nhắc lại lần 2 nữa, nghe lần 1 mà ko được là thôi xong.

3.2. Đọc: những chủ đề nặng tính học thuật của IELTS sẽ không phù hợp với lứa tuổi nhỏ vốn ưa thích những chủ đề nhẹ nhàng, vui vẻ. Ví dụ, mọi người nghĩ sao nếu học sinh nhỏ tuổi phải đọc 1 bài đọc về sự chuyển hóa chất béo trong cơ thể: chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa…? Tất nhiên, khái niệm trên cũng ko chuyên sâu quá nhưng thật khó cho cả người lớn đọc sách tiếng Việt để tìm sự hứng thú chứ huống chi trẻ nhỏ.

3.3. Viết: phần này là không thích hợp nhất với hs nhỏ tuổi đây vì:

– Task 1: phân tích biểu đồ/quá trình…: phải nhìn được xu hướng chung chứ không phải mô tả như môn Địa các con hay học là kể lể từng số liệu 1. Nhìn được xu hướng chung thì cần tư duy trừu tượng, cái này hơi khó với các bạn nhỏ.

– Task 2: viết bài luận như nghị luận xã hội. Nhiều người sẽ nghĩ là ôi giời, con tôi giỏi Văn lắm thì lo gì. Thực sự, đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm vì:

+ Format: các con phải viết theo văn phong essay, có đoạn mở bài nói được ý chung cả bài, thân bài thì câu đầu phải giới thiệu dc ý toàn đoạn đó và các câu trong phần thân bài phải giải thích được câu đầu phần thân bài, kết luận thì tóm tắt những gì ở trên đã viết mà cũng chỉ có 250 từ thôi. Trong khi ở trường, các con được học là viết Văn thì cứ kể lể ra càng dài càng tốt, chả có trình tự logic gì, kết luận thì toàn kết mở chả liên quan j đến phần trên. Bản chất của essay là ý tứ phải logic, phải bảo vệ, hỗ trợ được ý chính chứ không phải chỉ kể lể dài dòng lê thê ra.

+ Tư duy: vốn sống nhiều bạn chưa đủ để nảy ra ý tưởng cho bài viết. Chả nói đâu xa, lớp ôn thi Anh chuyên vào 10 của em cũng toàn các bạn khá giỏi cả thế mà hôm nọ gặp 1 đề độ khó rất bình thường mà cứ tắc tị, ngồi 15’ mà chả nảy ra ý tưởng j cả. Đề đó là :”Nhiều hs phổ thông thiếu kĩ năng quản lý tiền bạc. Lí do & giải pháp”. Rốt cuộc em lại phải gợi ý cho các con viết. Ví dụ: nguyên nhân: 1, bố mẹ quá bao bọc con cái, ko dạy cho con tiêu tiền nên con không biết cách tiêu; 2, quá nhiều cám dỗ xung quanh nên trẻ thường tiêu tiền hoang phí vào đó… Thế là cả lớp gật gù rồi mới viết được chứ không chắc ngồi cả tiếng mất.

3.4. Nói: chủ đề thì độ khó cũng tùy, không nói trước. Nhưng nếu các con còn nhỏ mà phải gặp 1 đề đã có năm 2014 như:

“Lí do thay đổi công việc hiện tại của bạn là gì?”

“Tiền có phải nguyên nhân thúc đẩy việc bạn đổi nghề?”

thì mọi người nghĩ sao? Liệu các bạn nhỏ có đủ sức làm không? Em thấy là bố mẹ còn khó trả lời = tiếng Việt chứ huống gì các con.

3.5. Vậy có phải cứ ít tuổi là không học được IELTS? : tất nhiên, không phải ai cũng nằm trong quy luật trên.

Học kì trước, e có dạy 3 cô bé. Gọi là dạy trên lớp thôi chứ thực ra chắc mấy cô bé này cũng ko tiếp thu được nhiều lắm từ e vì các e ý quá giỏi rồi. Đầu lớp 8 thì hè trước thi xong, IELTS đã 8.0, có bạn thì thi TOEFL 109/120 rồi. Rút kinh nghiệm từ 3 bạn này, thực ra e thấy, việc đạt IELTS cao ở tuổi nhỏ là rất giỏi, có thể đạt được nếu:

– Đứa trẻ thực sự đam mê tiếng Anh, đến mức ăn – ngủ – nghỉ cũng liên quan đến tiếng Anh và tư duy cũng phải bằng tiếng Anh được nữa. Đứa trẻ cần có đam mê đọc sách, báo, truyện chữ bằng tiếng Anh thì vốn từ mới tốt được.

– Đứa trẻ học khi tự bản thân các e xác định được mục đích :”Học để làm gì”. Các e đó học vì xác định để đi du học ngay từ lứa nhỏ, để kiếm dc học bổng thì tự khắc sẽ cố gắng thôi

Đạt được cả 2 điều này thì khó mà áp dụng với học sinh đại trà được. Đa phần học sinh lớp 6 7 8 vẫn còn mải ăn mải chơi, nghĩ ngợi gì mà nhiều thế. 3 cô bé e nói ở trên, 1 bạn sinh ra ở Mỹ, quốc tịch Mỹ, nói TA khỏi bàn; 2 bạn kia thì gia đình cũng có điều kiện đầu tư từ nhỏ, đi nước ngoài liên tục trại hè các kiểu. Và cả 3 bạn h đã ở Mỹ cả rồi.

4. Vậy muốn kiểm tra trình độ phải thi gì? Như e đã nói ở trên, vì IELTS không phù hợp cho tuổi nhỏ nên các con có thể thi những cuộc thi phù hợp hơn với lứa tuổi.

4.1. Đánh giá toàn diện 4 kĩ năng:

TOEFL primary, TOEFL junior thì cũng tương đối tốt của Language Link thì phải

ko thì có thể thi lấy chứng chỉ Cambridge ở Amslink cũng được, cũng đầy đủ nghe nói đọc viết nhưng độ khó vừa phải, phù hợp cho các bạn nhỏ ạ.

4.2. Ngữ pháp:

Hoặc nếu chỉ cần đánh giá ngữ pháp thì từ lớp 8 trở đi bố mẹ có thể cho con thi thử các bài Anh điều kiện, Anh chuyên ở các trung tâm là cũng được rồi mà. Astar, trung tâm bồi dưỡng VH Ams (ko liên quan đến Ams), … đề độ khó cũng tương đối chuẩn trong việc phân loại học sinh. E cũng thỉnh thoảng tổ chức thi thử ở lớp của e, độ khó tương đương thi điều kiện & chuyên vào 10 ạ.

5. IELTS và chuyện học TA ở trường:

Có người bảo, học tốt ngữ pháp ở trường thì chưa chắc tốt IELTS nhưng điểm IELTS cao thì chắc chắn ngữ pháp ở trường ngon lành vì IELTS là tổng hòa của ngữ pháp, từ vựng, blah blah…

E không muốn chê trách ai nhưng thực sự điều này không hề đúng, chí ít là với những học sinh e đã gặp. E đã từng dạy những bạn IELTS 8.0, 7.5 rồi nhưng hôm nọ làm bài trên lớp cũng chỉ có 5 6 điểm thôi. Có những bạn điểm trên lớp 9 10 nhưng IELTS lại chỉ 6 6.5 thôi. Nhưng cũng có những bạn IELTS cao rồi điểm trên lớp cũng cao. Vậy điều gì có thể lí giải điều này?

Bản chất vấn đề là, IELTS như đã nói ở trên, là đánh giá toàn diện 4 kĩ năng. Trên lớp thì chỉ kiểm tra mỗi viết, nơi sự chính xác của ngữ pháp được đặt lên hàng đầu. Còn trong kỹ năng viết IELTS, sự đúng – sai ngữ pháp chỉ là 1 tiêu chí đánh giá vì vẫn còn 3 tiêu chí nữa là : TA (Task Achievement: có trả lời được câu hỏi của đề hay ko?) – LR (Lexical Resource: Vốn từ vựng có rộng hay không) & CC (Coherent & Cohesion: bài viết có mạch lạc, logic hay không). Thế nên, chuyện đúng – sai ngữ pháp thì ở trường có thể khiến con bị mất nhiều điểm vì đó là tiêu chí duy nhất để đánh giá học lực của con trong khi ở đây đó chỉ là 1 trong 4 tiêu chí thôi. Đó là riêng phần viết, còn phần Đọc, Nghe thì rõ ràng ngữ pháp đúng sai cũng ko quan trọng lắm vì quan trọng là có bắt được từ khóa – keyword hay ko để luận ra câu trả lời mà thôi. Nói thì ngữ pháp cũng là 1 tiêu chí đánh giá chứ ko phải tất cả.

6. Tổng kết

Vậy nên, thôi tóm tắt lại là, mọi người cứ bình tĩnh. Con lên đến lớp 9 trình B2 – FCE là ngon lành rồi. Tích lũy vốn từ dần đi để rồi lớp 10 trở đi học IELTS là vừa. E cực lực phản đối chuyện các trung tâm cứ gây hoang mang cho phụ huynh và các con, cứ ra rả là “đảm bảo học trọn đời” “cam kết đầu ra khi học hết cấp 2 là 6.5” rồi thu học phí 1 cách cắt cổ, toàn cả chục cả trăm triệu tiền mồ hôi nước mắt chứ có phải cướp được của thiên hạ đâu. E nói thật, ai mà nghe theo là mắc phải “bẫy tâm lí” mà ng ta giăng ra ngay vì: “Trọn đời” là thế nào? Chả nhẽ cả đời người đi học 10-20-30 năm mà chỉ được có IELTS 6.5? E nói thật, các con cứ học hết lớp 9 đi, ngữ pháp chắc đi, c3 dợt qua 1 tí rồi ôn chuyên sâu 3-6 tháng là đảm bảo 6.5-7.0 ngay. “Trọn đời”chỉ rẻ khi thực sự kéo dài, giả sử mua vé tập gym trọn đời thì ở Cali 100 triệu cũng ko fai quá cao vì những hoạt động thể chất này cần duy trì liên tục, đều đều 10-20 năm. Đằng này đạt được IELTS 6.5 rồi, đạt được mục đích rồi là số tiền đóng vào coi như đã đầu tư xong, học lên IELTS 7 7.5 8 chả nhẽ lại mất thêm tiền nữa? Tung ra chiêu “trọn đời”, nghe thì rất bùi tai chứ e tính quãng thời gian các con có thể đạt được trình độ đó thực ra có vài tháng, cùng lắm là 3-5 năm là cùng, thì liệu có hợp lí khi đóng tiền không? Rồi “cam kết đầu ra 6.5” là 1 chiêu vô cùng vớ vẩn. Học từng đó thời gian mà ko được đến 6.5 thì chứng tỏ đào tạo ko ra gì. 1 người mất gốc không biết gì e đã từng chứng kiến học 6 tháng liên tục 3 buổi/tuần, mỗi buổi 3 tiếng, lên dc 6.0 luôn khi thi lần đầu tiên. Vậy 6.5 có khó đến thế?

Mà thật ra đâu phải cứ có IELTS là mới đi du học được. Ở Mỹ TOEFL vẫn đa số hơn mà. TOEFL xong rồi còn phải lo SSAT nếu đi từ c3 hoặc SAT nếu muốn vào đh mà.

Thôi, e viết cũng dài rồi, mong Ad duyệt bài. Tóm lại là, cứ bình tĩnh, phải xem con mình ở ngưỡng ntn để có mục tiêu phù hợp ạ. Đặt mục tiêu dễ quá thì không nên, khó quá thì cũng nên tránh vì dễ nản, quan trọng là vừa tầm, hơi thử thách 1 chút xíu thôi để cho con nỗ lực ạ.”

From <https://www.facebook.com/groups/ConTuHoc/permalink/1865766410215961/>

Tài liệu liên quan

Bình luận (0 bình luận)
Contact Me on Zalo