BLOG CHIA SẺ

[Chia sẻ] Lại chuyện giỏi toán: Toán Tây vs Toán Ta

Không ít bạn người Việt, sang phương Tây làm nghiên cứu sinh hoặc hoc ở bậc thạc sĩ một số ngành liên quan đến định lượng, đều biểu cảm tâm sự với mình là: Ơi anh ơi, sao toán bên này khó thế, mà em ngày xưa thi ĐH 9đ vào ĐH toán cao cấp cũng toàn điểm A mà sao sang đây vẫn thấy đuối về toán chuyên ngành so với nhiều đứa nó hiểu nhanh lắm, viết nhiều biểu thức rất phức tạp.
Không ít các bạn này làm nghiên cứu ở các ngành như sinh học, hoá học, tài chính, thậm chí cả khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo.

Không ít bạn có biểu cảm là: Ô thế cái câu “Tây dốt toán hơn người Việt” chỉ là Myth thôi ah a?

Mình có đáp: Đấy thực sự là Myth — một thần thoại được truyền miệng của 1 trong 2 kiểu người. 1 là ếch ngồi đáy giếng, cả đời chẳng đi đâu va chạm với thế giới bên ngoài nhưng nghe truyền miệng ở đâu đấy lại. Và 2 là kiểu người kiến thức hạn hẹp, chỉ va chạm với 1 số tầng lớp nhỏ, sau đó truyền miệng sai sự thật đến quê nhà.

Có cái myth “người Việt giỏi toán hơn Tây” một phần không phải không có lý do:

Thứ nhất, chương trình phổ thông ở phương Tây về cơ bản là dạy kiến thức vừa phải, không nhồi nhét vì không phải ai cũng có nhu cầu giống ai. Vd: Tương lai định hướng làm nhạc sĩ, sẽ yêu cầu kiến thức khác với 1 bạn mơ làm kỹ sư chế tạo máy bay.

Kiến thức toán phổ thông ở một số chương trình “Đại trà” ở phương Tây quả thực rất nhẹ — nhẹ hơn nhiều so với Việt Nam (và 1 số quốc gia Đông Á khác).
Chương trình đại trà ở đây, nghĩa là những chương trình dành cho người học bình thường, họ không có định hướng gì về học lên cao (ở thời điểm đó) chuyên ngành ở bậc đại học mà cần đến những kiến thức như đạo hàm tích phân….Toán đơn giản là các phép tính, các phép đo lường…cái mà có ý nghĩa cho cuộc sống của bất cứ ai.

Thế nên những người ở các chương trình đại trà này, bản chất là họ Chưa từng được học những thứ mà học trò Việt Nam phải học. Phần lớn một người học bình thường ở VIệt Nam (dù chẳng xuất sắc gì, toàn đọc chép nhại thầy cô), khi đi du học (hệ đại học là chủ yếu) vào những chuyên ngành kiểu kiểu như Marketing, lịch sử châu Á,…. thì tình cờ bắt gặp một số bạn “đại trà” bên trên. Sau đấy tự dưng thấy mình “giỏi toán”, dẫn đến tự hào non nước dâng cao, thành ra khát quát hoá một cái myth là: Tây dốt toán quá.

Sự thật ở đây là: Cái giỏi bên trên, là giữa một người bình thường đã được học, và môt người chưa được học.

Thế ngược lại, một số bạn ở phổ thông định hướng những chuyên ngành đại học mà liên quan đến toán, như khoa học, kỹ sư, khoa học máy tính….thì sẽ lại được đăng ký và học rất nhiều môn toán mà dự bị cho cả toán cao cấp, toán rời rac, xác suất thống kê như ở bậc đại học. Thậm chí 1 số điểm cao, vào ĐH còn có thể được miễn môn toán — nếu ở bậc phổ thông đã hoàn thành các môn này rồi.

Và chính những đối tượng này, ứng dụng Toán rất tốt cho từng chuyên ngành của mình. Thậm chí khi họ lên đến nghiên cứu sinh, với nhiều người có khả năng tìm tòi ứng dụng toán học cho ngành của mình.

Những người này, thì những bạn “đại trà” người Việt bên trên đi du học sẽ ít gặp. Còn những bạn giỏi người Việt đi học lên cao, có thể hồi học sinh sinh viên cũng là xuất sắc, thi ĐH điểm cao. Nhưng phần lớn là học dạng bài ghi nhớ, ít sự tự tìm tòi toán học, tự nghĩ ra vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Nên tính ứng dụng của toán rất kém.
Và chính vì thế mà: Không ít người Việt ở các chuyên ngành này, vẫn nhìn thấy Tây nó giỏi toán quá — chạy theo không kịp.

Cũng phải nói thêm: Kiến thức toán học chúng ta đang học, dù ở mức cơ bản vỡ lòng đến bậc cao, phần lớn đến từ lịch sử của các nền văn minh lớn trong lịch sử nhân loại, mà phương Tây đóng góp là chủ yếu. Người Việt không có ai trong kho tàng này, chúng ta chỉ đi học lại (từ định lý Pythagore đến Talet), thì làm gì có chuyện “ta giỏi toán hơn”?

Sự thật là có 3 kiểu người “giỏi” toán:
— Kiểu 1: Dạng giỏi toán lý thuyết. Tức là luôn muốn đương đầu với các vấn đề lý thuyết hóc búa, một số câu hỏi toán học…Việt Nam có giáo sư Chau Ngo thuộc top này. 1 số nhà khoa học khác. Nhưng số lượng cũng là vô cùng bé so với quốc tế.
— Kiểu 2: Dạng giỏi gỉai bài tập lấy điểm, Học Thuộc Toán. Việt Nam laị rất nhiều kiểu này, đủ mọi lứa tuổi.
— Kiểu 3: Dạng rất giỏi tìm ra ứng dụng của toán cho các ngành khác, từ khoa học tự nhiên, khoa học máy tính, đến tài chính, kinh doanh…thậm chí cả Poker.
Loại 3 này tây nhiều nhan nhản (như đã nói trên), Việt Nam thì quá hiếm. Chính vì thế, mà nhiều ngành nghề của phương Tây, họ đều là tiên phong, mũi nhọn. Vì nền tảng lý thuyết và phân tích tốt, sẽ đi tiên phong. Các nước khác chỉ ăn theo.

Việt Nam thiết nghĩ nền giáo dục nên thay đổi để tạo ra lớp giỏi số 3 nhiều hơn, thay vì dạy toán để “thi đua lấy điểm” trong khi cả thầy cả trò đều chưa hiểu thực sự: Toán để làm gì ngoài giải những bài tập mà con người tự nghĩ ra để đánh đố nhau.

Best wishes,
Nam Le’s Liberal.

Tài liệu liên quan

Bình luận (0 bình luận)
Contact Me on Zalo