BLOG CHIA SẺ

[Chia sẻ] Cựu CEO Facebook Việt Nam tâm niệm: Học giỏi chưa chắc làm việc giỏi, nhưng học dốt chắc chắn làm việc cũng không giỏi

Từng là Cựu CEO Facebook Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn, bà Lê Diệp Kiều Trang đã có lời khuyên sâu sắc cho người trẻ.

Lê Diệp Kiều Trang sinh năm 1980, là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, cô đỗ thủ khoa vào ngôi trường này và đồng thời cũng là thủ khoa đầu ra của trường.

Tốt nghiệp cấp 3, Kiều Trang giành những suất học bổng lớn ở các trường đại học danh giá nhất thế giới như Oxford (Anh), Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).

Năm 1998, cô nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh. Đến năm 2000, cô giành học bổng ĐH Oxford (Anh). Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế và quản trị, Trang tiếp tục giành học bổng thạc sĩ. Và tiếp tục tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ kinh doanh tại Mỹ.

Lê Diệp Kiều Trang đã từng có rất nhiều chia sẻ về giáo dục, về học hành, về tuổi trẻ và việc khám phá ra đam mê thực sự của bản thân.

“Mấy đứa học giỏi thường ra đời không thành công bằng người ta” là nỗi ám ảnh của không ít học trò giỏi khi sắp ra trường. Lê Diệp Kiều Trang, tổng giám đốc Fossil Việt Nam, mở đầu cuộc trò chuyện bằng sự trăn trở như thế.

Nếu nói giàu là thành công, rất nhiều người giàu có đều xuất thân từ nhóm học giỏi. Mark Zuckerberg, Bill Gates đều từ Trường Harvard bước ra. Larry Page, Sergei Brin – sáng lập Google, đều là “dân” Stanford.

Ở Việt Nam, rất nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn đều xuất thân từ nhóm học sinh ưu tú được học bổng đi du học ở những nước phát triển. Nhưng thước đo thành công không chỉ là giàu. Những bác sĩ đầu ngành, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu giỏi… đều xuất thân từ khối trường chuyên lớp chọn.

Để làm việc hiệu quả, thành công, IQ cũng chỉ là một phần, vì vậy không có nghĩa ai thông minh, học giỏi sẽ thành công. Sự thấu hiểu, uyển chuyển trong quyết định và nhiều kỹ năng cuộc sống khác chiếm phần không nhỏ trong hiệu quả công việc.

Tuy nhiên, người học giỏi ít nhất là có một vài lợi thế. Ví dụ, khi bắt đầu đi làm, sinh viên giỏi ít nhất sẽ là người có kiến thức vững vàng hơn và có khả năng tư duy sáng tạo tốt hơn.

Người học giỏi cũng có thể là người đã có một quá trình làm việc nghiêm túc, tập trung, có ý chí, có năng lực để hoàn thành mục tiêu tốt hơn. Những yếu tố này là quá tốt để một nhà tuyển dụng tự tin đầu tư vào một sinh viên giỏi mới ra trường, thay vì một sinh viên làng nhàng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như học tàng tàng rồi đổ xô đi làm ăn nhờ sự lanh lợi và biết dùng chiêu thức…

Điều này có nhiều lý do. Thứ nhất, nhóm “gà chọi” nghiên cứu khoa học kỹ thuật có rất ít cơ hội ở Việt Nam.

Các công ty công nghệ ở Việt Nam chưa nhiều, mặc dù tìm được nhân tài trong nhóm công nghệ nhưng lại không tìm được “đầu ra” trên thị trường quốc tế, qua một thời gian nếu “đầu ra” không mạnh thì sự sáng tạo của các bạn dần cũng bị hạn chế và không có cơ hội phát triển hết.

Tài liệu liên quan

Bình luận (0 bình luận)
Contact Me on Zalo